阮氏青河/學校教母語是浪費時間?國家語言教育,不該成為政治人物的操弄工具

318 人閱讀

圖片來源:Pixabay

台灣不僅是一個多元的社會,也有多元的民族及語言。在400年前,當唐山未過海時,台灣島嶼上就有許多族群共同生活,成為現在大家口中的原住民。再來是閩南、客家族群從華南地區越過黑水溝,來到台灣定居,逐漸成為比原住民更多的群眾。每個民族、族群都有自己的語言,甚至有的借用拉丁字母來記錄自己的語言、成為文字。

國共內戰結束後,國民政府撤退到台灣繼續經營中華民國,將華語推動為國家語言,在學校裡禁止台灣本島各個族群的學童使用其母語,因此,母語只能在家裡使用,無論有無文字都沒有人在意,因為在家只要聽、說即可。

解嚴之後,國家的教育政策開始注重本土的語言文化,所以學校開始教授所謂的「本土語言」(包括閩南語、客家語和依照地區的人口多寡而選擇的各個原住民語言)。新的108課綱在小學階段的語言領域裡,學生除了必修的華語(國語)5節、英語2節之外,還可以自由選擇一門本土語言(閩、客、原)或新住民語言(包括越、印、泰、柬、非、馬、緬等7個東南亞國家),落實多元語言教育的政策。到了國中階段,新住民語言成為社團課程,學生可自由選擇是否要繼續修讀,而高中或大學則可再修第二外語。

如此看來,這樣的語言教育政策應該是非常完善,沒有什麼好爭論了。但是因為選舉快到了,每個候選人的相關發言都被放大檢視,所以某個人發言「母語請回家教」,或者「在學校教母語,就是在浪費資源」等言論,導致大家紛紛反對。但是,國家的語言教育不應該被當作政治人物操弄的工具。

如果學校不該教母語,那華語也不用教啦!

首先,要看清楚台灣對語言的定義。108年1月剛三讀通過的《國家語言發展法》對國家語言的定義為:「賦予台灣各固有族群(包含澎湖、金門、馬祖、綠島、蘭嶼等離島)所使用之自然語言(含台灣手語)」,所以在台灣的華語、客語、閩南語、原住民語,通通是國家語言。相對的,在學校教的英語、日語、法語或者東南亞各國語言,通通為外國語言。

那母語又是如何定義呢?1951年,聯合國教科文組織在法國巴黎召開了一個有關母語的會議,並對母語作出了如下定義:「母語是指一個人自幼習得的語言,通常是其思維與交流的自然工具。」所以,現在台灣社會有許多人的母語為華語,照某人的邏輯,學校也不應該教華語,在家學就好了。

但是國家的語言政策不能只靠學校裡所教的每週一節課、或者家裡的口耳相傳。學習任何語言都要靠時間及環境才能累積起來,要有文字紀錄才能永久保存。無論母語、官方語言還是外國語言,如果沒有被重視,又沒有經濟效益,學再多也不會有好的效果。在學校教的任何語言,也只是讓學童能夠初步接觸並了解其基本概念,而不是訓練他馬上學會那個語言。

請各位試想,在台灣,從小學二年級開始每週學2節英文,每逾大小考試都苦讀,但是讀完大學(非外文系),有幾個人會說流利的英文?這樣的效果不是也浪費了嗎?再來是本土語言(閩、客、原),在戒嚴時代完全不能教授本土語言,在學校裡說其語言就被罰錢,當然在家裡就不會被發現,所以就算純粹是在家裡教的概念,那效果又如何?大家應該比我更清楚。

別讓孩子因刻板印象,失去學講「媽媽的話」的機會

今年東南亞語言被納入國小的選修課程,每週只有1節,一課要上4節,只教不到10個詞彙,想在學校學會這個語言簡直難如登天。但是這樣的課程也讓孩子不會害怕被歧視,學會講媽媽的語言而建立自信,而不是講東南亞語就被視為次等公民。過去的70年裡,台灣的本土語言沒有被重視,讓多少人失去母語的使用機會,多少語種面臨滅種危機?而過去20年,在台灣的東南亞人民被視為次等公民,東南亞配偶家庭裡,又有幾個人能夠自由讓孩子傳承自己的母語?多少個新二代因為阿公阿媽的刻板印象而不能學習母親的語言?

以學校的語言教學為引導,在家庭、生活中製造環境使用,兩者都要並行,才能創造雙贏,不能只靠學校的教學或是家庭的傳承而已。在國際化的時代,華語、英語當然重要,因為這兩種語言是最多人口使用的國際語言,但是自己的民族語言與文化沒有被保留下來,才是國家的悲劇!

本文為雙語呈現,以下為原文:

Hiện trạng giáo dục ngôn ngữ quốc tế tại Đài Loan trong dòng chảy của sự phát triển ngôn ngữ quốc gia

Đài Loan vốn dĩ là một xã hội đa nguyên, cả về dân tộc lẫn ngôn ngữ. Bốn trăm năm trước, khi người Hán chưa di cư tới hòn đảo này thì trên đảo đã có rất nhiều cư dân các bộ tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo và các ngữ hệ khác sinh sống, và ngày nay họ được gọi với cái tên là “người nguyên trú”. Sau đó, người Hán thuộc các tỉnh duyên hải Đông Nam Trung Quốc bao gồm người Mân Nam, người Khách Gia đã di cư đến đây và dần dần vượt qua người nguyên trú về số lượng. Mỗi một dân tộc, một địa phương đều có ngôn ngữ riêng của họ, thậm chí có dân tộc cũng đã mượn chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của mình để thành chữ viết cho ngôn ngữ đó. Sau cuộc nội chiến tại Trung Quốc, Quốc Dân Đảng đã thua và phải chạy tới Đài Loan lấy đảo này làm căn cứ địa tiếp tục kháng chiến với Trung Cộng. Tại đây, họ đã coi tiếng Hoa, chữ Hán phồn thể là công cụ để thống trị hòn đảo này nên ngay sau khi tới đây, họ coi đó là Quốc ngữ, trong nhà trường chỉ được học và sử dụng duy nhất ngôn ngữ này. Học sinh khi đến trường không được phép sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ chỉ được sử dụng ở nhà, do vậy họ chỉ cần học nghe và nói chứ không cần biết chữ, vì vậy, nhiều người Đài Loan cho rằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ không có chữ viết (nhưng trên thực tế là có mà họ không được học.)

Sau khi dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, chính sách giáo dục của chính phủ Đài Loan đã chú trọng việc giáo dục các ngôn ngữ và văn hóa bản địa, do đó, trong các trường bắt đầu giảng dạy ngôn ngữ bản địa bao gồm tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia và các ngôn ngữ của các tộc người nguyên trú. Và từ năm học 2019-2020 thì ngôn ngữ của bảy nước Đông Nam Á có số lượng người sinh sống tại Đài Loan đông đảo (tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thailand, tiếng Malaysia, tiếng Philippines, tiếng Cambodia, tiếng Myanmar) cũng được đưa vào giảng dạy tại trường tiểu học như một bộ môn tự chọn nhằm hiện thực hóa chính sách đa nguyên văn hóa trong giáo dục. Đến cấp hai thì nó được coi là một môn tự chọn trong các tiết sinh hoạt chung và ở cấp ba hay đại học thì nó là một môn ngoại ngữ thứ hai (tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất) để học sinh sinh viên có quyền tự chọn môn học cho mình.

Như vậy, một chính sách giáo dục ngôn ngữ của quốc gia xem ra rất hoàn mĩ, tại sao lại có người phản đối? Tại vì sắp đến bầu cử, họ muốn phản đối những chính sách hiện nay nên có ứng cử viên đã nói rằng: “Ngôn ngữ mẹ đẻ chỉ nên dạy ở nhà.” hay “Ở trường dạy ngôn ngữ mẹ đẻ, thật lãng phí tài nguyên.”. Những phát ngôn như vậy đã làm cho đông đảo nhân dân trong đó có cư dân mới phản đối kịch liệt. Nhưng, chính sách giáo dục không phải là trò chơi chính trị của một ai đó.

Theo Luật phát triển ngôn ngữ quốc gia của Đài Loan vừa mới được thông qua vào tháng 1 năm 2019 có định nghĩa rằng: “Ngôn ngữ quốc gia là tất cả các ngôn ngữ tư nhiên của tất cả các tộc người vốn có ở tất cả các đảo lớn nhỏ thuộc Đài Loan (bao gồm ngôn ngữ kí hiệu tay cho người câm điếc).” Như vậy tiếng Hoa và tất cả các ngôn ngữ bản địa bao gồm tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia và các ngôn ngữ của các tộc người nguyên trú đều là ngôn ngữ quốc gia. Còn các thứ tiếng của quốc gia khác được dạy trong trường đều là ngoại ngữ. Nếu theo định nghĩa của UNESCO về tiếng mẹ đẻ thì: “Tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ mà người ta được thừa hưởng trong thời thơ ấu, là công cụ giao tiếp và tư duy một cách tự nhiên.” Như vậy, ở Đài Loan cũng có rất nhiều người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Hoa, vậy theo logic của một ai kia thì tiếng Hoa cũng nên học ở nhà chứ không cần đến trường học.

Nhưng chính sách giáo dục ngôn ngữ của một quốc gia không thể chỉ dựa vào một tiết học trong nhà trường hay việc truyền khẩu trong gia đình. Học bất cứ ngôn ngữ nào đều cần có thời gian tích lũy và môi trường sử dụng, ngoài ra còn cần có chữ viết để lưu lại. Bất luận là ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ quốc gia hay ngoại ngữ, nếu không được coi trọng mà lại không có giá trị kinh tế thì dù có học bao lâu cũng không có hiệu quả. Việc dạy bất cứ ngôn ngữ nào trong trường học cũng chỉ là cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất chứ không thể giúp họ ngay lập tức học được ngôn ngữ đó một cách nhuần nhuyễn. Chẳng hạn, ở Đài Loan, học sinh được học tiếng Anh từ tiểu học, mỗi tuần hai tiết, mỗi kì thi đều phải thi, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, nếu không phải là khoa tiếng Anh thì có mấy người biết nói tiếng Anh lưu loát? Như vậy chẳng lãng phí hay sao? Còn nữa, trong thời kì giới nghiêm, người Đài Loan không được học tiếng mẹ đẻ, ở trường nói tiếng mẹ đẻ sẽ bị phạt tiền, do vậy tiếng mẹ đẻ chỉ được dùng trong gia đình một cách thuần túy như ai đó đã nói. Nhưng hiệu quả thế nào? Ngay cả con gái họ đều không thể dùng tiếng mẹ đẻ của họ để giao tiếp thì mọi người cũng biết kết quả thế nào.

Còn ngôn ngữ Đông Nam Á được dạy trong trường sẽ thế nào? Mặc dù chỉ có một tiết, chưa đến 40 phút mỗi tuần, số lượng từ vựng cho mỗi bài học trong 4 tuần chưa đến 10 từ, nếu muốn để con em mình học được đủ kĩ năng nghe nói đọc viết trong nhà trường còn khó hơn lên trời, nhưng học sinh sẽ vui vẻ học, nói mà không sợ bị kì thị vì chúng nói tiếng Việt hay tiếng của mẹ chúng. Đó là một cách tạo lập sự tự tin cho học sinh, và cũng để cho mỗi người đều cảm thấy được đối xử công bằng mà không bị coi như công dân cấp thấp khi họ nói ngôn ngữ Đông Nam Á. Hơn 70 năm qua, ngôn ngữ bản địa không được coi trọng đã làm cho bao nhiêu người không thể nói ra tiếng mẹ đẻ của mình, và bao nhiêu ngôn ngữ bản địa có nguy cơ tuyệt chủng? Điều này chắc mọi người đều biết! 20 năm qua, ngôn ngữ và văn hóa của các nước Đông Nam Á ở Đài Loan bị coi rẻ, nên trong các gia đình hôn nhân liên quốc gia với các nước Đông Nam Á, có mấy người được quyền tự do truyền thừa ngôn ngữ và văn hóa mẹ đẻ của mình cho con cái? Vì sự kì thị hoặc định kiến của ông bà, có bao nhiêu con em di dân mới không được tự do nói chuyện bằng tiếng của mẹ với mẹ mình?

Việc giáo dục ngôn ngữ trong trường đóng vai trò là công tác hướng đạo, còn việc sử dụng, rèn luyện ngôn ngữ đó trong gia đình, sinh hoạt hàng ngày là tạo ra môi trường, hai công việc này phải được tiến hành song song với nhau mới có thể tạo ra thế win-win, không thể chỉ dựa vào một phía nhà trường hay gia đình riêng lẻ. Trong thời kì hội nhập quốc tế hóa, tiếng Hoa, tiếng Anh đương nhiên rất quan trọng, vì đó là hai ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới, nhưng nếu ngay bản thân tiếng nói, văn hóa của dân tộc mình mà không biết giữ gìn thì đó mới là bi kịch của quốc gia!

作者為成大歷史博士候選人。

留言評論